Review Sách Đánh giá sách Bến xe – Thương Thái Vi
“Bến Xe” – Thương Thái Vi, một cuốn tiểu thuyết làm mình ám ảnh suốt cả cuộc đời. Ám ảnh không phải là chuyện tình đẹp, càng không phải là “soái ca” mà là giá trị cuộc đời, nhân sinh quan mà cuốn sách mang lại.
Mình đến với tác phẩm bởi cái tên của nó, ” bến xe” một cái tên gần gũi, thân thuộc nhưng cũng đong đầy hoài niệm có chút dư vị buồn của sự chia li.
Nói đến tiểu thuyết tình cảm, từ gắn mác đầu tiên là “soái ca” nào là đẹp trai, nào lạnh lùng, giàu có. (Chắc họ hấp dẫn lắm nhỉ? cái này mình cũng chưa biết ra sao? thôi nhiều người nhắc đến soái nên cứ chọn soái đi, mấy ông táo quân cũng nói nữa là) . Nhưng đến với bến xe, người đàn ông mang tên ” Chương Ngọc” – linh hồn của tác phẩm, mình chỉ có thể hình dung qua 2 từ “hoàn hảo”, hoàn hảo về nhân cách, về tâm hồn.
1 người thầy giáo luôn lên hào quang, hào quang của trí thức, hào quang của sự vươn lên , hào quang của lòng vị tha, hào quang của đức hi sinh. Chính những hào quang đó đã che đi khuyết điểm về đôi mắt cho thầy. Đôi mắt của thầy mặc dù không nhìn thấy nhưng tâm hồn luôn rạo rực, mạnh mẽ tự vươn lên những khó khăn trong cuộc sống. Thầy nghèo thì đã sao, túng thiếu về vật chất, học vị thấp thì đã sao nhưng thứ quý giá không thể đong đếm được thầy đã có “nhân cách cao cả”.
Bến xe, một tiểu thuyết tình cảm nhưng quá đỗi thực tế. Cuộc sống không bao giờ trải đầy hoa thơm, kẹo ngọt, không phải chuyện tình nào cũng đi đến kết thúc đẹp. Có lẽ, đây là điều mình thích trong cuốn truyện này. Nhà văn đã rất khéo lồng vào trong câu chuyện tình của 2 nhân vật về giá trị đạo đức, mối quan hệ xã hội.
Con người như thầy Chương luôn dễ có sự ghen ghét và lòng đối kỵ xuất phát từ đồng nghiệp cũng bởi lí do rất chi là “củ chuối” thầy là người khuyết tật, đâu có ai muốn người mù lại tài giỏi hơn mình chứ. Cái đáng buồn hơn, chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày, là cái nhìn cái phán xét của dư luận. Nó mạnh đến mức có thể tuyên án tử hình, đúng là quá tàn nhẫn. Một người thầy luôn nhẫn nhịn, bao dung, giúp đỡ tất cả mọi người, luôn hi vọng vào cuộc sống, một người hùng,1 thiên tài lại bị chính những tàn dư của xã hội, trong đó có cả đồng nghiệp, học sinh,phụ huynh, kể cả người mà thầy đã hi sinh đôi mắt để cứu sống, ép đến đường cùng.
” Danh dự là gì? Nói trắng ra, danh dự chính là cách nhìn của người khác về bạn. Bạn có danh dự hay không, không phải vấn đề bản thân bạn có trong sạch hay không, mà là vấn đề người khác có thừa nhận bạn hay không? Vì vậy từ xưa đến nay, rất nhiều người dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch và bảo vệ danh dự của bản thân. Cách làm này tuy tiêu cực nhưng cũng hữu hiệu nhất. Bởi vì trong hiện thực cuộc sống, con người không dễ thông cảm cho người sống, mà dễ thông cảm cho người chết. Con người thường nhớ tới khuyết điểm của người sống. Một khi người đó chết đi, con người sẽ dễ nhớ đến ưu điểm của họ. Vì vậy, dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch, tuy phải bỏ cả mạng sống nhưng phần lớn có thể đạt được mục đích. Chỉ là, khi mỗi sinh mệnh sống tìm cách bảo vệ danh dự, càng nghiệm chứng một cách sâu sắc sự tàn khốc của xã hội”
““Liễu Địch, thứ tôi có thể cho em trong cuộc đời này, chỉ có danh dự trong sạch và một tương lai tươi đẹp mà thôi. Thế nhưng, nếu chúng ta có kiếp sau, nếu kiếp sau tôi có đôi mắt sáng, tôi sẽ ở bến xe này… Đợi em”
Liễu Địch, nhân vật nữ chính trong tác phẩm. 1 cô học trò nhỏ thông minh, nhanh nhẹn giúp đỡ thầy Chương trong công việc giảng dạy và chỉ đường thầy ra bến xe thời cấp 3. Cũng chính cô là người soi sáng vào trái tim tăm tối của thầy, làm cho cuộc đời thầy thêm màu sắc. Ngược lại, nếu không có thầy Chương chưa chắc cô đã thành công, học đại học mà cô muốn. Có lẽ, đây là tác phẩm lấy đi nhiều nước mắt của mình bằng tình yêu thầm lặng, sự hi sinh.Không mấy ai yêu như thầy Chương lặng thầm theo dõi, ủng hộ Liễu Địch, cho đến khi thầy lựa chọn cái chết vẫn không kịp nghe lời khẳng định cuối cùng của Liễu Địch “em yêu thầy” chứ không phải là sự sùng bái của học trò giành cho thầy giáo. Cuộc đời không có giá như chỉ có kết quả, cô đã về muộn, muộn mất một ngày, muộn mất một mối tình và muộn mất cả cuộc đời.
“Tôi ra đời vì sự ra đời
Tôi chết đi vì sự tử vong,
Tôi chết đi vì sự ra đời”.
(Loan Nguyễn)
Những tác phẩm khác củaThương Thái Vi
Ebook đọc thử Bến Xe – Thương Thái Vi PDF
Sách nói Bến Xe – Thương Thái Vi MP3
Bài tiếp: 50 điều trường học không dạy bạn – Charles J. Sykes